Tải sách: Xã hội mở (George Soros)

Tải sách: Xã hội mở (George Soros)

Xã hội mở

George Soros
 
 

" Bạn đọc cầm trên tay cuốn sách thứ tám của tủ sách SOS. Cuốn Xã hội Mở [Cải cách Chủ nghĩa tư bản Toàn cầu] của George Soros. Đây là cuốn thứ hai của Soros trong tủ sách. Ý kiến về Soros rất khác nhau. Có người lên án ông như kẻ thao túng thị trường chứng khoán, kẻ gây ra khủng hoảng tài chính, kẻ tham gia lật đổ. Nhiều người ca ngợi ông như một thiên tài tài chính, người làm từ thiện lớn nhất hành tinh. Ông cho mình là người duy nhất trên thế giới đi ngăn chặn khủng hoảng một cách có mục đích và có tổ chức. 

Cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc hiểu kĩ hơn về ông và về các ý tưởng của ông. Người ta nói nhiều về hội nhập kinh tế về nền kinh tế toàn cầu. Cơ chế thị trường đã thành công xuất sắc trong giải phóng tài năng kinh doanh và tạo ra của cải. Chủ nghĩa tư bản dựa vào cơ chế thị trường. Nếu chỉ dựa vào cơ chế thị trường và nhấn mạnh thái quá đến các giá trị thị trường, chủ nghĩa tư bản không thể đảm bảo tự do, dân chủ, và pháp trị; có thể, và nó đã dẫn đến những thảm hoạ như hai cuộc Chiến tranh Thế giới, các cuộc khủng hoảng tài chính. Vì sao chúng xảy ra? Làm sao có thể tránh được những thảm hoạ như vậy, hay chí ít làm nhẹ bớt tác động tai hoạ của chúng? Đó là những vấn đề Soros quan tâm. Và xã hội mở là một xã hội có thể làm được điều đó. 

Khái niệm “Xã hội mở” được Henri Bergson dùng đầu tiên năm 1932, và Karl Popper phát triển và làm cho khái niệm được biết đến rộng rãi trong công trình triết học của ông xuất bản năm 1943. Soros chịu ảnh hưởng mạnh của Karl Popper. Cả trên lĩnh vực thực tiễn và triết lí ông không ngừng cổ vũ cho xã hội mở. Theo Bergson, xã hội được tổ chức theocác nguyên lí bộ lạc là xã hội đóng; xã hội được tổ chức theo các nguyên lí phổ quát là xã hội mở. Theo Popper, xã hội mở bị đe doạ bởi tất cả các hệ tư tưởng cho là mình có chân lí cuối cùng. Soros đồng ý. Các hệ tư tưởng bộ lạc không còn được coi là cơ sở để tổ chức xã hội hiện đại, và sau Chiến tranh Thế giới II và nhất là sau 1989, các hệ tư tưởng cho là mình có chân lí cuối cùng đã mất uy tín, chủ nghĩa tư bản hiện đại là biểu hiện bị méo mó về xã hội mở. 

Xã hội mở, theo Soros, dựa vào sự thừa nhận rằng chân lí cuối cùng là ngoài tầm với của con người, dựa vào tính có thể sai của con người, dựa vào sự thừa nhận là những kiến trúc do con người tạo ra nhất thiết có sai sót một cách cố hữu; nó là một xã hội dựa trên các nguyên lí phổ quát song không bao giờ hoàn hảo, luôn mở ra cho sự cải thiện. 

Ông phát hiện ra sự không đồng bộ giữa nền kinh tế toàn cầu và dàn xếp chính trị toàn cầu, sự tồn tại của các quốc gia có chủ quyền. Ông kiến nghị lập liên minh xã hội mở để thúc đẩy phát triển xã hội mở ở từng nước và đặt nền móng cho một xã hội mở toàn cầu. Cuốn sách có thể bổ ích cho các học giả, các nhà hoạch định chính sách, và tất cả những ai quan tâm đến những vấn đề chính trị và kinh tế thế giới."

LINK TẢI
LINK 2

Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Hữu ích cho thạc sĩ, nghiên cứu sinh