Tiểu luận triết học: Quan niệm về sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và sự vận dụng nó ở Việt Nam

Tiểu luận triết học: Quan niệm về sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và sự vận dụng nó ở Việt Nam

Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được thể hiện thành một quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển xã hội loài người - quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật do C. Mác phát hiện ra và được trình bày trong nhiều tác phẩm của ông. Đây là quy luật cơ bản, phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại và cùng với các quy luật khác làm cho lịch sử loài người vận động từ thấp đến cao, từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, quy định sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.


Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cấu thành của phương thức sản xuất. Theo quy luật khách quan, quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Phù hợp ở đây có nghĩa quan hệ sản xuất phải là “hình thức phát triển” tất yếu của lực lượng sản xuất, tạo địa bàn, động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Cần quan niệm sự phù hợp một cách biện chứng, lịch sử - cụ thể, trong quá trình, trong trạng thái động. Do bản tính của mình, lực lượng sản xuất là yếu tố động, biến đổi nhanh hơn, còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, biến đổi chậm hơn. Vì vậy lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt đối lập biện chứng trong phương thức sản xuất. C. Mác đã chứng minh vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất đồng thời cũng chỉ ra tính độc lập tương đối của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, quy định mục đích xã hội của sản xuất, tác động đến lợi ích của người sản xuất, từ đó hình thành một hệ thống những yếu tố hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Hữu ích cho thạc sĩ, nghiên cứu sinh