Một số chính sách xã hội của Lê Thánh Tông (Luận văn thạc sĩ triết học) (Download)

Một số chính sách xã hội của Lê Thánh Tông (Luận văn thạc sĩ triết học) (Download)

Ở Việt Nam nhà nước đã xuất hiện từ rất sớm, tuy nhiên phải đến khi đất nước ta giành được độc lập tự chủ vào thế kỷ X, nhà Ngô thành lập thì văn hóa, văn minh Việt Nam mới dần đạt được những thành tựu rực rỡ. Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần và tới thế kỷ XV phát triển mạnh mẽ dưới triều đại Lê sơ. Với những bước phát triển rực rỡ cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… đất nước Đại Việt đã có sự chuyển biến từ chế độ quân chủ phong kiến quý tộc thời Lý, Trần sang quân chủ quan liêu thời Lê sơ, hoàn chỉnh và rõ ràng nhất là dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Chuyển biến này đã kéo theo rất nhiều những thay đổi về thể chế chính trị, kết cấu kinh tế, xã hội, tư tưởng. 


Trong suốt 38 năm trị vì đất nước (1460 - 1497), với sự anh minh, quyết đoán và tài thao lược của một vị vua, Lê Thánh Tông đã xây dựng nên một xã hội thái bình, thịnh trị, một quốc gia văn minh và hùng cường. Đặc biệt, ông đã xây dựng và thực thi các chính sách với các tầng lớp khác nhau trong xã hội, với từng vấn đề đặt ra của xã hội, điều này được nêu ra trong Quốc triều hình luật, Hiệu định quan chế, Huấn điều, Hồng Đức thiện chính thư, thơ văn, các chỉ dụ, văn bia… 

Đó là những di sản vô cùng quý giá cho chúng ta. Đã có nhiều tác giả cùng với các công trình khác nhau nghiên cứu về Lê Thánh Tông, về đất nước Đại Việt dưới thời trị vì của ông từ nhiều góc độ trong đó chủ yếu là tập trung về các vấn đề như tư tưởng, chính trị - xã hội nói chung, mà chưa có nhiều sự nghiên cứu hệ thống về phương diện tư tưởng của ông đối với vấn đề chính sách xã hội nói riêng. Trong phạm vi luận văn này, tôi chọn các chính sách xã hội - một lĩnh vực hoạt động chính trị - xã hội có vị trí quan trọng, biểu hiện sự liên hệ mật thiết giữa nhà nước với các tầng lớp nhân dân, là một trong các chính sách góp phần ổn định xã hội để nghiên cứu về tư tưởng Lê Thánh Tông. Từ đó góp phần bổ sung, xác lập thêm căn cứ để có những nhận thức sâu sắc hơn về Lê Thánh Tông cùng với một triều đại phát triển rực rỡ trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam. Đồng thời, qua đề tài này ta thấy được ý nghĩa của chính sách xã hội đối với sự ổn định và phát triển của đất nước Đại Việt thế kỷ XV; gợi ý đối với việc hoạch định chính sách xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay. 

Vì những lý do đó tôi đã chọn “Một số chính sách xã hội của Lê Thánh Tông” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Hữu ích cho thạc sĩ, nghiên cứu sinh