Hình thái kinh tế - xã hội

Hình thái kinh tế - xã hội


Câu 129. Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX trong một PTSX là :
                a. Quan hệ giữa ngẫu nhiên / tất nhiên .
                b. Quan hệ giữa nguyên nhân / kết quả .
                c. Quan hệ giữa nội dung / hình thức.        
                d. Quan hệ giữa bản chất / hiện tượng
Đáp án: c
 
 
Câu 130. Hình thái kinh tế xã hội là một chỉnh thể gồm:
a. Ba mặt LLSX; QHSX và KTTT
b. LLSX , CSHT và KTTT
c. Ba mặt LLSX; QHSX và KTTT được dựng trên những QHSX 
d. LLSX; QHSX đặc trưng và KTTT
Đáp án: c
 
Câu 131. Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở cái gì?
                a. Ở quan hệ  sản xuất
                b. Ở lực lượng sản xuất          
                c. Ở sự hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật.
Đáp án: b
 
Câu 132. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX
                a. Được hình thành bởi mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX.
                b. Chỉ tác động trong những giai đoạn nhất định của lịch sử
                c. Là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội
                d. Cả a và c     
Đáp án: d
 
 Câu 133. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm mục tiêu
                a. Bảo vệ QHSX hiện có
                b. Phát triển LLSX
                c. Phát triển CSHT
                d. Phát triển LLSX và đảm bảo nâng cao dần đời sống của nhân dân
Đáp án: d
 
Câu 134. Sự phù hợp của QHXS với tính chất và trình độ LLSX
                a.  Tạo điều kiện cho việc kết hợp có hiệu quả các yếu tố của LLSX
                b. Có thể nhận thấy qua các chỉ tiêu: năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất
                c. Vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan.
                d. Tất cả các phương án trên đều đúng  
Đáp án: d
 
Câu 135. Chọn phương án sai:
                Trong sự thống nhất biện chứng của LLSX và QHSX thì:
                a. LLSX thường xuyên biến đổi / QHSX tương đối ổn định
                b. QHSX hoàn toàn phụ thuộc vào LLSX       
                c. LLSX & QHSX không tách rời nhau
                d. LLSX quyết định QHSX
Đáp án: b
 
Câu 136. ở nước ta, muốn phát triển LLSX để xây dựng CNXH thành công phải
                a. Xây dựng nền kinh tế thị trường
                b. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lí của nhà nước XHCN        
                c. Duy trì kinh tế tập trung , bao cấp.
Đáp án: b
 
Câu 137. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng thể hiện ở chỗ:
                a. Mỗi CSHT đều có kiến trúc thượng tầng tương ứng.
                b. CSHT quyết định tính chất, vai trò  của KTTT nhất định.
                c. CSHT thay đổi thì KTTT sớm muộn cũng phải thay đổi.
                d. Cả 3 phương án trên.             
Đáp án: d
 
Câu 140. Luật kinh tế thuộc cơ sở hạ tầng hay kiến trúc thượng tầng?
                a. Thuộc cơ sở hạ tầng.
                b. Thuộc kiến trúc thượng tầng.   
                c. Thuộc cả a và b
Đáp án: b
 
Câu 141. Quốc hội thuộc cơ sở hạ tầng hay kiến trúc thượng tầng?
                a. Cơ sở hạ tâng
                b. Kiến trúc thượng tầng        
                c. Thuộc cả và b
Đáp án: b
 
Câu 142. Quan hệ giữa các thành phần kinh tế thuộc cơ sở hạ tầng hay kiến trúc thượng tầng?
                a. Cơ sở hạ tầng                     
b. Kiến trúc thượng tầng.
                c. Thuộc cả a và b.
Đáp án: a
 
Câu 143. Trong hai mặt của phương thức sản xuất mặt nào là nội dung của quá trình sản xuất?
                a. Lực lượng sản xuất.   
                b. Quan hệ sản xuất.
                c. Cả a và b.
Đáp án: a
 
Câu 144. Trong hai mặt của phương thức sản xuất đâu là hình thức của quá trình sản xuất?
                a. Lực lượng sản xuất.
                b. Quan hệ sản xuất.   
                c. Cả a và b.
Đáp án: b
 
Câu 145. Đâu là nhận định sai
                a. Lực lượng sản xuất là mặt ổn định hơn so với quan hệ sản xuất. 
                b. Quan hệ sản xuất là mặt ổn định hơn so với lực lượng sản xuất
                c. Cả a và b đều sai
Đáp án: a
 
Câu 146. Đâu là nhận định sai
                a. Quan hệ sản xuất là mặt tương đối ổn định, biến đổi chậm hơn so với lực lượng sản xuất.
                b. Quan hệ sản xuất là mặt năng động biến đổi nhanh hơn so với lực lượng sản xuất.     
                c. Cả a và b đều sai.
Đáp án: b
 
Câu 147. Làm thế nào để có được một cơ sở vững chắc cho quan niệm sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên?
                a. Quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất.
                b. Quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất.
                c. Cả a và b.                      
Đáp án: c
 
Câu 148. Cái gì là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội?
                a. Lực lượng sản xuất.
                b. Trình độ khoa học
                c. Quan hệ sản xuất               
Đáp án: c
 
Câu 149. Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về sự phân kỳ lịch sử
                a. Phân kỳ lịch sử căn cứ vào quan hệ sản xuất           
                b. Phân kỳ lịch sử căn cứ vào nền văn minh
                c. Phân kỳ lịch sử căn cứ vào trình độ phát triển của khoa học
Đáp án: a
 
Câu 150. Bạn hiểu thế nào về quan điểm của Đảng cho: “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”?
                (Trả lời ngắn từ 5 đến 7 dòng)
Đáp án:
 
Câu 151. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo?
                a. Kinh tế tập thể                                 
                b. Kinh tế tư bản nhà nước               
                c. kinh tế tư nhân
d. Kinh tế nhà nước
e. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đáp án: d
 
Câu 152. Nhận định nào sau đây là không chính xác
                a. Xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta là phù hợp với yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.             
                b. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là phù hợp với yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay
                c. Cả a và b.
Đáp án: a
 
 
 
 

Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Hữu ích cho thạc sĩ, nghiên cứu sinh