Được giới thiệu là “sách tham khảo chính thức cho các sinh viên trường ĐH Harvard” và tác giả thì được ví như “Hàn Phi Tử phương Tây”, Quân Vương quả thật không phải là một cuốn sách dễ đọc, nhất là đối với độc giả không mặn mà với triết học - chính trị, và ngược lại, với những ai trót yêu thể loại sách này thì Quân vương là một quyển sách thú vị.
Bản dịch Việt ngữ quyển này khá tốt, rõ nghĩa, giúp người đọc không bị lạc vào “mê cung” từ ngữ và ý tưởng trong bản gốc. Điểm đặc sắc và được xem là có giá trị nhất trong tác phẩm là ở phương pháp nghiên cứu chính trị học: dùng những sự kiện có thật để phân tích và minh chứng cho luận thuyết của mình. Không như những tác phẩm bình luận Tam thập lục kế, Binh pháp Tôn Tử vốn khá quen thuộc bởi văn hóa Trung Quốc quá quen thuộc với người Việt ta, nhiều tư duy kiểu phương Tây của tác phẩm không dễ hiểu và những sự kiện minh họa lại khá xa lạ với người đọc Việt Nam.
Bản dịch Việt ngữ quyển này khá tốt, rõ nghĩa, giúp người đọc không bị lạc vào “mê cung” từ ngữ và ý tưởng trong bản gốc. Điểm đặc sắc và được xem là có giá trị nhất trong tác phẩm là ở phương pháp nghiên cứu chính trị học: dùng những sự kiện có thật để phân tích và minh chứng cho luận thuyết của mình. Không như những tác phẩm bình luận Tam thập lục kế, Binh pháp Tôn Tử vốn khá quen thuộc bởi văn hóa Trung Quốc quá quen thuộc với người Việt ta, nhiều tư duy kiểu phương Tây của tác phẩm không dễ hiểu và những sự kiện minh họa lại khá xa lạ với người đọc Việt Nam.
Với những ai say mê trường phái triết học Pháp gia ắt hẳn ồ lên thú vị bởi những nét tương đồng giữa Quân vương và Hàn Phi Tử: Nếu Hàn Phi theo "thuyết tính ác" để khẳng định con người “thích điều lợi và ghét điều hại” nên cần phải sử dụng Pháp, Thuật, Thế thì Niccolò tin rằng họ “chỉ nghĩ đến lợi ích riêng… họ luôn trở mặt nếu không có gì buộc họ phải đối tốt” và “Bản chất con người là hay thay đổi.