Đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, được du nhập vào Việt Nam từ
những năm đầu công nguyên. Từ những ngày đầu của quá trình du nhập vào Việt Nam, Đạo Phật
đã hòa đồng một cách nhanh chóng với phong tục tập quán, truyền thống và suy nghĩ của người
bản địa, hòa nhập một cách tự nhiên vào đời sống của người Việt. Vì thế Đạo Phật được xem là
một tôn giáo có truyền thống gắn bó với dân tộc ta từ lâu đời và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
tinh thần nói chung và đạo đức của nhân dân Việt Nam nói riêng. Đúng như xác quyết mà Phật
giáo đã chỉ ra: “Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội”
Đạo Phật có một hệ thống giáo lý mang đậm tính nhân bản, nhiều học thuyết của Phật
giáo có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của nền đạo đức dân tộc, đặc biệt là
tư tưởng về nhân sinh của Phật giáo, là một trong những nhân tố cấu thành nền văn hóa dân tộc
cũng như nhân cách, đạo đức của mỗi người dân. Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn
tỏ rõ vai trò quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện trong đời sống xã hội Việt Nam, nó
góp phần ngăn chặn sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức đã làm ảnh hưởng đến những truyền
thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta.
Những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo luôn biến
đổi trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử. Đặc biệt, từ khi công cuộc đổi mới chuyển từ
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa diễn
ra trên đất nước ta, thì sự biến đổi, ảnh hưởng về nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh
thần của con người Việt Nam càng diễn ra khá rõ nét và có những biểu hiện mới.
Bên cạnh sự phát triển về mặt kinh tế không thể phủ nhận thì kinh tế thị trường cũng
biểu hiện những mặt trái của nó: đó là sự phân hóa giàu nghèo, lối sống thực dụng chạy theo
đồng tiền, lấy đồng tiền làm thước đo cho sự thành công và lấy đó để đặt mối quan hệ trong giao
tiếp cuộc sống…Sự xuống cấp của đạo đức, lối sống đang ngày càng lan rộng không chỉ ở quần
chúng nhân dân mà còn len lỏi sâu trong bộ máy cầm quyền, thể hiện sự xuống cấp về đạo đức,
lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên: tình trạng tham nhũng, vi phạm pháp luật
của một số người có chức có quyền, làm ăn gian dối coi thường tính mạng, vi phạm đạo đức nói
chung, y đức nói riêng. Lối sống thực dụng, chạy theo vật chất ấy đang làm băng hoại thuần
phong mỹ tục của dân tộc. T
hêm vào đó, là sự tác động của toàn cầu hóa, quá trình mở cửa, hội
nhập, giao lưu văn hóa đã tác động rất lớn đến con người và xã hội Việt Nam, phá vỡ những
chuẩn mực đạo đức xã hội, làm cho xã hội đứng trước nguy cơ rối loạn. Những ảnh hưởng tiêu
cực ấy ngày càng phổ biến và đang dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với Việt Nam- một dân
tộc có truyền thống nhân văn. Đây cũng là vấn đề hết sức cấp thiết mà Đảng, nhà nước và nhân
dân ta đặt ra để tìm cách giải quyết. Để giải quyết những tiêu cực trong xã hội như đã nêu trên,
Đảng và nhà nước ta đã có những giải pháp tích cực, một trong những giải pháp đó là giữ gìn và
phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những học thuyết về nhân sinh của Đạo Phật là
một trong những chuẩn mực đạo đức để quy định và phát huy cũng như giữ gìn những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với tinh
thần, đặc biệt là định hướng đạo đức của người Việt Nam sẽ như thế nào? Cần đánh giá những
ảnh hưởng đó trên cả những mặt tích cực và tiêu cực? Những nhân tố nào cần phát huy trong
điều kiện mới và bằng cách nào để có thể phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt
Nam là vấn đề cấp thiết đang đặt ra và cần làm sáng tỏ.
Với những ý nghĩa và lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng nhân sinh trong
kinh Pàli của Phật giáo – Những vấn đề đặt ra cho việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam
hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học của mình nhằm góp một phần nhỏ
bé trong hệ vấn đề to lớn đó.
Tags:
Thông tin hữu ích