Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời của Triết học Mác - Lênin. Bài giảng tóm tắt

Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời của Triết học Mác - Lênin. Bài giảng tóm tắt

Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời của Triết học Mác - Lênin


            - Chủ nghĩa Mác- Lênin xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh và trở thành lực lượng kinh tế thống trị ở các nước Tây Âu. Cuộc cách mạng công nghiệp mà mở đầu là ở nước Anh cuối thế kỷ XVIII không những đánh dấu bước chuyển hóa từ nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản.
          
  - Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm bộc lộ những mâu thuẫn bên trong vốn có của nó. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất mà biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và  nhà tư bản.

            - Vào những năm 30- 40 của thế kỷ XIX, đã có những biến đổi sâu sắc trong phong trào công nhân. Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản công nghiệp, đã xuất hiện nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp lớn. Dân các thành thị tăng rất nhanh. Trong các xí nghiệp lớn, tập trung một đội quân công nhân đông đảo. Mâu thuẫn giữa lao động và tư bản trở nên gay gắt, làm xuất hiện những cuộc đấu tranh đầu tiên có tính tự giác của giai cấp công nhân. Những cuộc đấu tranh lớn nhất của giai cấp công nhân thời kỳ này là:

            + Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt thành phố Liôn - Pháp năm 1831 và sau đó lại nổ ra năm 1834. Đã vạch ra một điều bí mật quan trọng - như một tờ báo chính thức của chính phủ hồi đó đã viết “Đó là cuộc đấu tranh bên trong, diễn ra trong xã hội giữa giai cấp những người có của và giai cấp những kẻ không có gì hết”.

            + Phong trào Hiến chương ở Anh (1835- 1848) là phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên thực sự có tính quần chúng và có hình thức chính trị.

            + Cuộc khởi nghĩa của những người thợ dệt Xinidi nước Đức năm 1844 v.v…

            - Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong các nước tư bản phát triển đã đặt ra nhu cầu khách quan là phải có vũ khí lý luận sắc bén để phản ánh một cách khoa học quá trình vận động cách mạng của giai cấp công nhân, chuyển cuộc đấu tranh mang tính tự phát của giai cấp công nhân sang tính tự giác. Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứng yêu cầu khách quan đó. Chủ nghĩa Mác là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, là học thuyết chỉ ra con đường lật đổ chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Hữu ích cho thạc sĩ, nghiên cứu sinh