Lực lượng sx - Quan hệ sx

Lực lượng sx - Quan hệ sx

Câu 53. Sản xuất vật chất là hoạt động của con người
            a. mang tính tự phát ngẫu nhiên
            b. do cuộc sống mỗi cá nhân quyết định .
            c. bị quy định bởi nhu cầu đời sống xã hội  
            d. mang tính chủ quan
Đáp án:
 
Câu 54. Trong các câu trả lời nào sau đây câu nào là sai ? Điểm khác nhau căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ nào: 
            a. Loài vật thì hoạt động theo bản năng, loài người thì hoạt động có ý thức
            b. Loài vật thì thích ứng với tự nhiên, loài người thì cải tạo tự nhiên
            c. Loài vật may lắm thì hái lượm, trong khi loài người thì sản xuất
            d. Tất cả a, b, c đều đúng     
Đáp án:
 
Câu 55 : Tìm phương án sai
            Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX là
            a. Cái chung của mọi PTSX.
            b. là 1 bản chất của mọi xã hội
            c. tạo thành 1 quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người .
            d. do giai cấp cầm quyền quyết định    
Đáp án:
 
Câu 56. Có thể đồng nhất khái niệm sản xuất vật chất với khái niệm phương thức sản xuất được không? (trả lời ngắn trong 5 đến 7 dòng)
Đáp án:
 
Câu 57. Chọn mệnh đề đúng về khái niệm phương thức sản xuất:
            a.  Phương thức sản xuất là cách thức tiến hành sản xuất vật chất của con người.
            b. Phương thức sản xuất là hình thức sản xuất vật chất của xã hội
            c. Phương thức sản xuất là cách thức tiến hành sản xuất của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định.   
Đáp án:
 
Câu 58. Kết cấu của phương thức sản xuất bao gồm những quan hệ nào?
            a. Quan hệ giữa con người với tự nhiên
            b. Quan hệ giữa con người với con người
            c. Cả a và b      
Đáp án:
 
Câu 59. Trong lý luận hình thái kinh tế - xã hội, quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất được gọi là gì?
            a. Là phương thức sản xuất
            b. Là quan hệ sản xuất
            c. Là lực lượng sản xuất  
            d. Là hình thức sản xuất
Đáp án:
 
 
Câu 60. Nhận định nào sau đây là không chính xác
a. Lực lượng sản xuất  biều hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên     
b. Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.
c. Lực lượng sản xuất là nội dung quá trình sản xuất
Đáp án:
 
Câu 61. Lực lượng sản xuất bao gồm những yếu tố nào
            a. Người lao động
            b. Tư liệu lao động
            c. Khoa học
            d. Cả a, b, c               
Đáp án:
 
Câu 62. Nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? (trả lời ngắn trong 3 đến 5 dòng): “Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và con người”
            a. Đúng                                     
b. sai   
Đáp án:
 
Câu 63. Lực lượng sản xuất hàng đầu là nhân tố nào?
            a. Khoa học, công nghệ
            b. Công cụ lao động
            c. Con người lao động    
            d. Không có nhân tố nào
Đáp án:
 
 
Câu 64. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
            a. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
            b. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa con người và tư liệu sản xuất
            c. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình sản xuất.    
Đáp án:
 
Câu 65. Đâu là định nghĩa đúng về lực lượng sản xuất
            a. Lực lượng sản xuất là các yếu tố con người lao động và tư liệu sản xuất.
            b. Lực lượng sản xuất là một mặt của phương thức sản xuất biểu hiện mối quan hệ của con người và tự nhiên trong quá trình sản xuất.   
            c. Cả a và b đều đúng
Đáp án:
 
 
Câu 66. Vì sao lực lượng sản xuất biến đổi nhanh hơn quan hệ sản xuất? (trả lời ngắn gọn từ 5 đến 7 dòng)
Đáp án:
 
 
Câu 67. Bộ phận nào trong tư liệu sản xuất có tính năng động nhất
            a. Công cụ lao động    
            b. đối tượng lao động
            c. Tư liệu lao động khác (các phương tiện)
Đáp án:
 
 
Câu 68. Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện ở cái gì
            a. Ở trình độ của công cụ lao động   
            b. Ở sự tinh xảo của sản phẩm
            d. Cả a và b
Đáp án:
 
 
Câu 69. Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện ở cái gì?
            a. Trình độ công cụ lao động
            b. Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất và kỹ năng lao động của con người.
            c. Trình độ tổ chức và phân công lao động
            d. Cả a, b và c                  
Đáp án:
 
 
Câu 70. Câu nói: “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp” là của ai?
            a. Ph. Ăngghen                                          
            b. V.I. Lênin                              
c. C. Mác
d. Hồ Chí Minh
Đáp án:
 
 
Câu 71. Đâu là nhận định đúng trong các nhận định sau?
            a. Đặc trưng cho lực lượng sản xuất của xã hội phong kiến là máy móc cơ khí.
            b. Đặc trưng cho lực lượng sản xuất của xã hội phong kiến là lao động thủ công, phân tán   
            c. Đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện nay là máy móc cơ khí.
Đáp án:
 
Câu 72. Đâu là nhận định sai trong các nhận định sau
            a. Đặc trưng cho lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản là lao động thủ công.   
            b. Đặc trưng cho lực lượng sản xuất của xã hội phong kiến là lao động thủ công.
            c. Đặc trưng cho lực lượng sản xuất của xã hội hiện nay là khoa học và công nghệ hiện đại.
Đáp án:
 
Câu 73. Trình độ lao động cơ khí máy móc là đặc trưng cho lực lượng sản xuất của xã hội nào?
            a. Xã hội phong kiến
            b. Xã hội tư bản ở thế kỷ XIX - giữa thế kỷ XX    
            c. Xã hội hiện nay.
Đáp án:
 
 
Câu 74. Đặc trưng cho lực lượng sản xuất của xã hội hiện nay là gì?
            a. Lao động thủ công
            b. Lao động cơ khí máy mọc
            c. Khoa học và công nghệ hiện đại.
Đáp án:
 
Câu 75. ở nước ta lực lượng sản xuất chủ yếu ở trình độ nào
            a. Cơ khí máy móc
            b. Khoa học và công nghệ hiện đại
            c. Tự nhiên, nguyên thuỷ
            d. Thủ công phân tán
Đáp án:
 
 
Câu 76. Chế độ phân phối biểu hiện quan hệ nào và thuộc mặt nào của phương thức sản xuất
            a. Quan hệ giữa con người và tự nhiên, thuộc lực lượng sản xuất
            b. Quan hệ giữa con người với con người, thuộc lực lượng sản xuất
            c. Quan hệ giữa con người với con người, thuộc quan hệ hệ sản xuất  
Đáp án:
 
 
Câu 77. Quan hệ sản xuất ồn định hơn lực lượng sản xuất vì sao?
            a. Vì gắn với lợi ích của giai cấp thống trị và được giai cấp thống trị bảo vệ
            b. Được nhà nước và luật pháp bảo vệ.
            c. Cả a và b         
Đáp án:
 
 
Câu 78. Lực lượng sản xuất gồm những yếu tố nào?
            a. Con người                     
b. Tư liệu sản xuất
            c. Cả a và b    
Đáp án:
 
 
Câu 79. Quan hệ sản xuất là gì? (nêu ngắn gọn định nghĩa từ 3 đến 5 dòng)
Đáp án:
 
 
Câu 80. Định nghĩa sau đây chính xác không? Vì sao? “Quan hệ sản xuất là quan hệ khách quan giữa người với người”
            a. Đúng! vì sao?                             
b. Sai! vì sao?         
Đáp án:
 
 
Câu 81. Định nghĩa sau chính xác không? vì sao? “Quan hệ sản xuất là quan hệ vật chất khách giữa người với người”
            a. Đúng! vì sao?               
b. sai! vì sao?                   
Đáp án:
 
 
Câu 82. Định nghĩa nào sau đây là chính xác
            a. Quan hệ sản xuất là Quan hệ vật chất giữa con người với con người hình thành một cách khách quan trong đời sống xã hội.
            b. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong đời sống xã hội.
            c. Cả a và b đều chính xác
            d. Cả a và b đều không chính xác      
Đáp án:
 
Câu 83. Định nghĩa nào sau đây là chính xác
            a. Quan hệ sản xuất là một mặt của phương thức sản xuất, là quan hệ hình thành trong quá trình sản xuất.
            b. Quan hệ sản xuất là quan hệ hình thành một cách khách quan giữa con người với con người.
            c. Cả a và b đều chính xác.
            d. cả a và b đều không chính xác        
Đáp án:
 
 
Câu 84. Quan hệ sản xuất gồm những mặt quan hệ nào?
            a. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
            b. Quan hệ quản lý, tổ chức sản xuất và lao động xã hội
            c. Quan hệ phân phối sản phẩm của quá trình sản xuất.
            d. Cả a, b, c   
Đáp án:
 
 
Câu 85. Đâu là định nghĩa đúng về quan hệ sản xuất
            a. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ khách quan giữa con người và con người.
            b. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.     
            c. Cả a và b đều đúng
Đáp án:
 
 
Câu 86. Tìm phương án sai:
            a. QHSX là quan hệ vật chất của xã hội hình thành trong quá trình sản xuất.
            b. QHSX là cơ sở để phân biệt các chế độ xã hội
            c. QHSX một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự phát triển không ngừng của LLSX
            d. QHSX mang tính chủ quan vì đó là quan hệ xã hội 
Đáp án:
 
 
Câu 87. Trong quan hệ sản xuất mặt nào có vai trò quyết định đối với các mặt còn lại?
            a. Quan hệ  tổ chức quản lý sản xuất
            b. Quan hệ sở hữu về tư liệ sản xuất           
            c. Quan hệ phân phối sản phẩm
Đáp án:
 
 
Câu 88. Trong điều kiện nào cá nhân có quyền quyết định quá trình tổ chức quản lý sản xuất.
            a. Trong chế độ sở hữu tư nhân về tư liệ sản xuất    
            b. Trong chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất
            c. Trong chế độ sở hữu toàn xã hội về tư liệu sản xuất
Đáp án:
 
 
Câu 89. Trong điều kiện nào cá nhân có quyền quyết định quá trình phân phối sản phẩm
            a. Trong chế độ sở hữu tư nhân về tư liệ sản xuất    
            b. Trong chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất      
            c. Trong chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất 
Đáp án:
 
 
Câu 90. Quá trình sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tập thể về tư liệ sản xuất thì quyền quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm do ai quyết định?
            a. Do cá nhân                                     
            b. Do tập thể
            c. Do xã hội  
Đáp án:
 
 
Câu 91. Tư liệu sản xuất trong xí nghiệp tư bản chủ nghĩa thuộc loại hình sở hữu nào
            a. Sở hữu tập thể về tư liệ sản xuất
            b. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
            c. Sở hữu nhà nước về tư liệ sản xuất
Đáp án:
 
 
Câu 92. Tồn tại xã hội là
            a. Điều kiện sống của con người.
            b. Bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và PTSX.
            c. Là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội bao gồm: môi trường tự nhiên, dân số và PTSX.   
            d. Là PTSX - nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội.
Đáp án:
 
Câu 93.  PTSX là gì?
            a. Cách thức con người sản xuất ra của cải vật chất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử .
            b. Là sự thống nhất biện chứng của hai mặt LLSX ở một trình độ nhất định và QHSX tương ứng
            c. Nhân tố quan trọng nhất của tồn tại xã hội .
            d. Tất cả các phương án a, b và c   
Đáp án:
 
Câu 94. Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX của một PTSX biểu hiện ở:
            a. QHSX không phù hợp, không tạo điều kiện phát huy những năng lực của lực lượng sản xuất.
            b. Sự liên tục phát triển của LLSX và sự tương đối ổn định của QHSX.
            c. Các yếu tố của lực lượng sản xuất không kết hợp được với nhau, sản xuất xã hội bị ngưng trệ
            d. Tất cả các phương án trên.       
Đáp án:
 
Câu 95. Sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ LLSX
            a. Là trạng thái trong đó tất cả các mặt của QHSX đều "tạo địa bàn đầy đủ "cho LLSX phát triển
            b. Là điều kiện tối ưu để phát triển LLSX
            c. Biểu hiện ở năng suất lao động, hiệu quả của sản xuất...
            d. Tất cả  các phương án trên.       
Đáp án:
 
Câu 96. Trong phương thức sản xuất cái gì là nội dung và cái gì là hình thức của quá trình sản xuất?
            a. Lực lượng sản xuất    
            b. Quan hệ sản xuất
            c. Cả a và b 
Đáp án:
 
Câu 97. Trong phương thức sản xuất mặt nào thường xuyên biến đổi và mặt nào tương đối ổn định hơn?
            a. Quan hệ sản xuất         
            b. Lực lượng sản xuất
            c. Cả a và b đều biến đổi như nhau
Đáp án:
 
Câu 98. Nhận định nào sau đây là đúng?
a.  Quan hệ sản xuất luân là động lực phát triển của lực lượng sản xuất.
            b. Quan hệ sản xuất không thể là động lực phát triển của lực lượng sản xuất
            c. Quan hệ sản xuất là động lực phát triển của lực lượng sản xuất khi nó phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Đáp án:
 
Câu 99. Nhận định nào sau đây là sai
            a. Lực lượng sản xuất luôn dựa trên một quan hệ sản xuất nhất định
            b. Quan hệ sản xuất luôn phù hợp với lực lượng sản xuất         
            c. Không phải lúc nào quan hệ sản xuất cũng phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Đáp án:
 
Câu 100. Khi nào thì quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất?
            a. Khi quan hệ sản xuất “tiên tiến” một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
            b. Khi quan hệ sản xuất lạc hậu hơn lực lượng sản xuất
            c. Cả a và b                  
Đáp án:
 
Câu 101. Khi nào lực lượng sản xuất đòi hỏi phải thay đổi quan hệ sản xuất?
a. Khi quan hệ sản xuất lạc hậu hơn hoặc tiến bộ hơn một cách giả tạo.
b. Khi quan hệ sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho cho lực lượng sản xuất phát triển
c. Cả a và b
Đáp án:
 
Câu 102. Trong điều kiện quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất đòi hỏi phải làm gì?
            a. Giảm sự phát triển của lực lượng sản xuất cho phù hợp với quan hệ sản xuất.
            b. Xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, xác lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất        
            c. Cả a và b      
Đáp án:
 
Câu 103. Trong xã hội có giai cấp, việc xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất được thực hiện như thế nào?
            a. Thông qua đấu tranh giai cấp gay go và quyết liệt             
            b. Tự bản thân quan hệ sản xuất cũ bị tan rã
            c. Giai cấp thống trị tự thay đổi quan hệ sản xuất.
Đáp án:
 

Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Hữu ích cho thạc sĩ, nghiên cứu sinh