Thư mời hội thảo khoa học quốc tế “Tôn giáo, tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam và khu vực: cách tiếp cận nghiên cứu so sánh”

Thư mời hội thảo khoa học quốc tế “Tôn giáo, tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam và khu vực: cách tiếp cận nghiên cứu so sánh”

Thư mời hội thảo khoa học quốc tế “Tôn giáo, tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam và khu vực:
cách tiếp cận nghiên cứu so sánh”
 
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC:
CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU SO SÁNH

Thời gian: 2-3 tháng 12 năm 2022
Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ quan tổ chức: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

 
I. Lý do tổ chức Hội thảo

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Vào thời tiền sử, đã từng tồn tạicác tôn giáo nguyên thủy như vật linh giáo hay shaman giáo. Sau đó, Khổnggiáo, Phật giáo và Đạo giáo từ Trung Quốc và Ấn Độ truyền bá vào vùng đấtGiao Chỉ này. Từ thời độc lập, Phật giáo là quốc giáo dưới thời Lý và thời Trầntừ thế kỷ XI đến thế kỷ XI. Từ sau thế kỷ XV, vai trò quốc giáo chuyển sangKhổng giáo, nhưng Phật giáo cùng với các tôn giáo dân gian, bản địa tiếp tụcthể hiện vai trò của mình trong đời sống dân chúng các tầng lớp bình dân. Từthời cận đại, với sự truyền bá của Công giáo, tiếp đó là các hệ phái Tin Lànhlàm cho đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở đây ngày càng phong phú. Tôn giáo, tínngưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực văn hóa - xãhội Việt Nam. Trên danh nghĩa, Việt Nam là một quốc gia quân chủ Khổng giáotồn tại cho đến năm 1945.

Sự hiện diện của các tôn giáo lớn, trong đó có một số tôn giáo thế giới ởViệt Nam không làm lu mờ vị trí, vai trò của các tôn giáo dân gian ở đây.Ngược lại, trong lịch sử cũng như hiện tại, chúng ta đều có thể nhận thấy sựhiện diện theo cách rất đặc thù của tôn giáo, tín ngưỡng dân gian trong đời sốngtinh thần của dân chúng mọi tầng lớp

Tình trạng tương tự cũng được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác trong khuvực như Trung Quốc, Triều Tiên-Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á,... Tôn giáodân gian vẫn theo lôgic riêng, len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội vàriêng tư, kể cả con người hiện đại ở các mức độ khác nhau cũng không thể sốngthiếu tôn giáo, tín ngưỡng dân gian.

Trong hơn ba thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của tínngưỡng thờ cúng ở Việt Nam. Trong suốt nhiều thế kỷ, chưa bao giờ đời sốngtôn giáo lại sôi động như bây giờ. Trong số gần 30.000 cơ sở thờ tự, hơn mộtnửa đã được xây dựng hoặc cải tạo trong ba thập kỷ qua. Chúng ta có thể bắtgặp bàn thờ ở khắp mọi nơi, trong các cửa hàng, siêu thị, thậm chí cả vănphòng, công sở. Đáng chú ý là tôn giáo dân gian cũng không nằm ngoài sự sôiđộng này, mà đang tích cực len lỏi vào đời sống xã hội không chỉ ở Việt Nammà cả ở nhiều nước trong khu vực, ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Điều đó đòihỏi phải có những đánh giá khoa học về vị trí, vai trò của tôn giáo dân gian ởViệt Nam và ở một số nền văn hóa khác.

II. Nội dung của Hội thảo

Hội thảo tập trung vào các chủ đề sau:

1. Tôn giáo, tín ngưỡng dân gian: những vấn đề lý luận chung

2. Tôn giáo dân gian ở Việt Nam: trường hợp của người Việt

3. Tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

4. Tôn giáo và tín ngưỡng dân gian trong xã hội truyền thống và xã hội hiện đại: kinh nghiệm của các nước

5. Tôn giáo và tín ngưỡng dân gian ở Đông, Nam Á và một số nền văn hóa khác: cách tiếp cận so sánh

Đề nghị quý vị dành thời gian viết bài và tham gia Hội thảo. Xin đề nghịquý vị vui lòng gửi toàn văn bài báo trước ngày 15 tháng 11 năm 2022. Mọi chitiết xin liên hệ theo địa chỉ: thunh.ussh@hotmail.com hoặcthunh.ussh@gmail.com.

Xin trân trọng cảm ơn.

Tải file PDF thư mời hội thảo TẠI ĐÂY

Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Hữu ích cho thạc sĩ, nghiên cứu sinh