Những hạn chế, yếu kém của khoa học công nghệ Việt Nam (Triết học sau đại học, dành cho các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ, 2022)

Những hạn chế, yếu kém của khoa học công nghệ Việt Nam (Triết học sau đại học, dành cho các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ, 2022)



Giáo trình Triết học
(Dùng cho khối không chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ), Hà Nội : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2022.

Chương IV: Vai trò của khoa học và công nghệ trong sự phát triển xã hội

3. Khoa học và công nghệ Việt Nam

3.2. Những hạn chế, yếu kém của khoa học công nghệ Việt Nam

Về những yếu kém của khoa học công nghệ nước ta, Nghị quyết số 20- NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ nhận định: “Hoạt động khoa học và công nghệ nhìn chung còn trầm lắng, chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Việc huy động nguồn lực của xã hội vào hoạt động khoa học và công nghệ chưa được chú trọng; đầu tư cho khoa học và công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao. Việc đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập. Cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ chậm được đổi mới. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học công nghệ chưa g n với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; cơ chế tài chính còn chưa hợp lý. Thị trường khoa học và công nghệ phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý. Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ còn thiếu định hướng chiến lược, hiệu quả thấp”.

Nói đến hạn chế của khoa học công nghệ Việt Nam, cần thiết phải kh ng định, định hướng chiến lược cho sự phát triển của khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo nước nhà là “Quốc sách hàng đầu”, là “Động lực của sự phát triển” được thực ti n xác minh là định hướng đúng. Tuy nhiên, việc ứng dụng định hướng này vào hoạt động cụ thể của nền khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo lại có điều gì đó không ổn, nên chưa tạo ra được hiệu quả như mong đợi. Trong thực tế, khoa học công nghệ chưa thật sự là quốc sách hàng đ u và cũng chưa thật sự trở thành động lực của sự phát triển. Từ định hướng chiến lược vĩ mô đến chính sách và triển khai nghiên cứu cần có các định hướng trung gian, các giải pháp hữu hiệu tuân thủ định hướng. Khoa học công nghệ hiện nay còn chưa xứng tầm với vị thế đáng phải có của nó. Khoa học công nghệ chưa gắn kết thật chặt chẽ với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chưa thực sự mở đường và cung cấp nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.




TRIẾT HỌC NHÂN VĂN
Blog chia sẻ tài liệu chuyên ngành Triết học

Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Hữu ích cho thạc sĩ, nghiên cứu sinh