Thông tin trích dẫn bài báo:
Bùi Quang Hưng, Mai K
Đa (2023), Những khía cạnh triết học của cơ chế hình phạt trong khoa học pháp
luật theo quan niệm của Michel Foucault, Tạp chí Thanh niên nghiên cứu khoa học,
số 42, tr. 92-94, ISSN 2734-9039.
Tóm tắt: Michel Foucault- triết gia nổi tiếng người Pháp thế kỷ XX, đã để lại những ý tưởng triết học quan trọng về hệ thống tư pháp hình sự, sự thay đổi đối tượng trừng phạt cũng như quan niệm về hình phạt tử hình. Khi viết tác phẩm xuất sắc của mình “Giám sát và trừng phạt: Nguồn gốc nhà tù”, Foucault đã bác bỏ những thành tựu, tư tưởng tiến bộ xuất hiện từ thời Khai sáng, ông cho rằng, sự xuất hiện của các nhà tù hiện đại và hệ thống cải tạo dường như chỉ là những phương tiện ngấm ngầm nhằm mục đích kiểm soát xã hội. Xuất phát từ khái niệm ‘patria potestas’, thứ quyền lực được trao cho người cha trong một gia đình La Mã quyền định đoạt mạng sống của con trai mình giống như cách ông có thể làm đối với nô lệ, Foucault đã tuyên bố rằng hình phạt tử hình thực ra chỉ là một cách thức quyền lực chủ quyền áp đặt ý chí lên người dân. Quan niệm trên của Foucault đã có tác động to lớn đến quá trình nghiên cứu, phát triển hệ thống tư pháp hình sự ở các nước phát triển, đặc biệt là ở Anh, Hoa Kỳ. Bài viết này bước đầu xem xét một số nội dung trong tư tưởng của Michel Foucault về hình phạt tử hình thông qua phân tích các tác phẩm nổi bật của triết gia này.
Từ khoá: hình phạt, tử hình, tư pháp, hình sự, quyền lực
TRIẾT HỌC NHÂN VĂN
Blog chia sẻ tài liệu chuyên ngành Triết học